Top 4 Chú ý khi viết CV xin việc cho Sinh viên mới ra trường

22 tháng 12 năm 2018

  -   Đánh giá: 4.0 ★ - 25 Bởi Lê Phương Thảo
Đóng góp thông tin

Bạn là sinh viên và chưa có bất kì kinh nghiệm làm việc nào cho vị trí chuẩn bị ứng tuyển? Bạn lo lắng, sợ rằng nhà tuyển dụng sẽ loại bạn chỉ vì bản CV ngoài thông tin cá nhân, học vấn ra thì các phần còn lại hoàn toàn để trống. Vậy thì cách viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường dưới đây sẽ rất hữu ích và có thể giúp bạn tìm được công việc tốt khi vừa tốt nghiệp.


T

1989979

Thông tin cơ bản

star2

Để một bản CV được ấn tượng trước nhà tuyển dụng, ngoài phần kinh nghiệm ra thì trước tiên bạn cần có những thông tin cơ bản chính xác và đầy đủ. Những thông tin cơ bản này bao gồm họ tên, năm sinh, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, email, trường đại học, chuyên ngành và một số chứng chỉ liên quan.

Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn hoàn toàn có thể thêm vào CV một số kĩ năng mềm đã được đào tạo, ví dụ như bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh, bạn sẽ cần liệt kê tới các kỹ năng mềm quan trọng như: Kỹ năng giao tiếp, đàm phán, chốt đơn hàng... Đây là một trong những cách viết CV xin việc khá thông minh được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Bởi ngoài kinh nghiệm, các kĩ năng này cũng đóng vai trò quan trọng giúp công việc được hoàn thành xuất sắc nhất, do đó để có được một bản Cv xin việc hoàn chỉnh trước khi tiến hành làm, bạn nên tham khảo nhiều cách viết Cv xin việc khác nhau, biết làm nổi bật bản Cv của mình trước nhiều những ứng viên khác.

CV xin viec cho Sinh vien moi ra truong 1

Viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường đầu tiên cần có những thông tin cơ bản chính xác và đầy đủ

Lưu ý rằng địa chỉ email của bạn cần rõ ràng họ tên, tránh dùng email không nghiêm túc như thanghjhj@gmail.com. Bạn cũng không nên viết các thông tin thừa thãi vào CV như chiều cao, cân nặng, trường mầm non/tiểu học/phổ thông từng theo học. Điều này khiến nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn là người chưa trưởng thành và làm việc khó hiệu quả.

T

1989958

Tóm tắt “Mục tiêu nghề nghiệp”

star2

Nếu biết tóm tắt những ưu điểm nổi bật của bản thân vào phần mục tiêu công việc trong CV, đảm bảo nhà tuyển dụng sẽ bị bạn thu hút. Ngày trước, "Mục tiêu nghề nghiệp" là một phần luôn được sinh viên mới ra trường chú trọng, bởi chưa có kinh nghiệm thì đổi lại mục tiêu cần được vạch rõ ràng, với những mốc thời gian thăng tiến chính xác. Tuy nhiên hiện nay, phần này ít được quan tâm hơn do vị trí công việc mà các bạn định ứng tuyển đã nói lên một phần mục tiêu trong tương lai.

CV xin viec cho Sinh vien moi ra truong 2

Mục tiêu nghề nghiệp là phần cần chú trọng trong CV xin việc cho sinh viên mới ra trường

Để bản CV xin việc được đẹp mắt, đánh gục được nhà tuyển dụng, trong cách viết CV xin việc của bạn phần tóm lược này bạn chỉ nên viết vài dòng, không cần quá dài, tổng hợp lại tất cả các điểm sáng hội tụ trong con người bạn, sao cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là một ứng viên phù hợp với vị trí đang tìm.

K

1989937

Kinh nghiệm trước khi làm việc

star2

Kinh nghiệm làm việc là một trong những yếu tố quan trọng để CV của bạn ấn tượng trước hội đồng tuyển dụng. Bạn mới ra trường và không có kinh nghiệm gì? Đừng lo! Kinh nghiệm ở đây không dừng lại ở năng lực chuyên môn tại vị trí bạn định ứng tuyển, mà kinh nghiệm làm việc còn bao gồm những kĩ năng mềm, những hoạt động bạn từng tham gia như thực tập, đi tình nguyện, hay làm trưởng ban một Câu lạc bộ. Tất cả điều này sẽ là bước đệm vững chắc để bạn lấy đà và tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp.

CV xin viec cho Sinh vien moi ra truong 3

Cách viết phần kinh nghiệm trong một bản CV xin việc cần theo một thứ tự thời gian nhất định. Cụ thể, bạn sẽ ghi công việc bạn làm gần nhất đến xa dần, gồm tên công ty, vị trí từng làm, . Ví dụ như 2017 - Thực tập tại tòa soạn báo Hà Nội Mới, 2016 - Tình nguyện mùa hè xanh, 2015 - Trưởng ban CLB Truyền thông.

Bên cạnh đó, phần kĩ năng cũng khá quan trọng đối với sinh viên mới ra trường. Kĩ năng ấy có thể là teamwork, thuyết trình, MC...Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào đó để xem xét bạn có phù hợp với môi trường làm việc tại công ty của họ hay không. Vậy nên, hãy trau chuốt cho bản thân những kĩ năng mềm thật tốt để nhận về sự hài lòng từ hội đồng tuyển dụng.

V

1989916

Viết một CV hoàn chỉnh

star2

Viết một CV sao cho hoàn chỉnh có lẽ là bước khó nhất cho những sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy bạn có thể đọc những điều ở trên để tạo ra cho mình một bản CV trông đẹp mắt, nhưng muốn nội dung các phần được liên kết với nhau, đòi hỏi bạn phải có một sự logic tỉ mỉ.

CV xin viec cho Sinh vien moi ra truong 4

Bạn hãy tưởng tượng, CV của bạn chính là một câu chuyện, và người mở nó không ai khác ngoài nhà tuyển dụng. Câu chuyện của bạn sẽ được đánh giá hay hoặc dở tùy vào chất lượng bài viết cũng như giá trị nội dung mà nó mang lại. Chất lượng bài viết bao gồm một bản CV hoàn chỉnh, không lỗi chính tả, không sai địa chỉ, có đầu có đuôi, xuống dòng, ngắt dòng đúng quãng. Còn giá trị nội dung hình thành qua các kĩ năng, kinh nghiệm cho vị trí ứng tuyển.

Sau khi biết cách viết CV xin việc, bước cuối cùng bạn phải sắp xếp từng đoạn sao cho mạch lạc, rõ ràng để khiến nhà tuyển dụng hài lòng.


Bạn muốn trở thành một nhân viên kinh doanh giỏi, muốn làm trong một môi trường làm việc tốt thì bạn cần phải tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng trước hết là qua bản CV của mình, vì vậy bạn hãy tham khảo ngay cách viết CV xin việc cho nhân viên kinh doanh để viết được bản CV độc đáo, ấn tượng.

Dù là sinh viên mới ra trường hay những người đã có kinh nghiệm khi đi xin việc phải thật chú ý tới Cv xin việc, bởi thông qua Cv xin việc nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn có phù hợp với vị trí công việc đó hay không, vậy nên trước khi viết Cv xin việc hãy học cách viết CV thật chuẩn nhé, cố gắng gây được ấn tượng tốt thì cơ hội việc làm của bạn sẽ rộng mở hơn.

Tác giả đánh giá

Lê Phương Thảo

Tham gia từ: 18/06/2018 11:40

Tổng số bài viết: 9

Mới nhất

Trung tâm dạy nghề thiết kế thời trang ở TP. HCM uy tín nhất

23/07/2019 17:00

Bạn ước mơ trở thành nhà thiết kế thời trang nổi tiếng, bạn đang phân vân không biết nên học thiết kế thời trang nào ở Sài Gòn. Đừng quá lo lắng, top trung tâm dạy thiết kế thời trang tại TP. HCM chất lượng, uy tín dưới đây hứa hẹn giúp độc giả tìm ra địa chỉ phù hợp.