CV xin việc là gì? Phân biệt CV, đơn xin việc, hồ sơ xin việc

14 tháng 8 năm 2018

  -   Đánh giá: 4.0 ★ - 25 Bởi Nguyễn Minh Khang
Đóng góp thông tin

Với những bạn sinh viên mới ra trường, chưa đi làm bao giờ thì khái niệm CV xin việc thường rất lạ lẫm. Nhiều bạn hiểu nhầm rằng CV chính là đơn xin việc hay hồ sơ xin việc, điều này gây ra một hậu quả khá nghiêm trọng là nhà tuyển dụng sẽ loại bạn không thương tiếc ngay khi mở hồ sơ. Để biết CV xin việc là gì và cách phân biệt CV với đơn xin việc và hồ sơ xin việc sao cho hiệu quả, mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.

1. CV xin việc là gì?

CV xin việc chính là viết tắt của từ Curriculum Vitae, tạm dịch là sơ yếu lí lịch. Tuy nhiên Curriculum Vitae không phải là tờ khai lý lịch tự thuật như trong bản hồ sơ xin việc mà nhà nước ban hành gồm thông tin gia đình, quê quán, nơi tạm trú. CV ở đây thường được tạo nên bởi các thông tin cá nhân ngắn gọn như trình độ học vấn, kinh nghiệm chuyên môn, kĩ năng, mục tiêu, sở thích.

CV xin viec mau

CV xin việc là biểu mẫu không thể thiếu khi đi xin việc

Khác với ngày xưa, CV xin việc giờ đây rất phổ biến, là công cụ hữu ích để nhà tuyển dụng lựa chọn được nhân viên phù hợp với công ty.

Cách phân biệt CV, đơn xin việc, hồ sơ xin việc

Sau khi hiểu được khái niệm CV xin việc, chúng ta cần biết giữa CV với đơn xin việc khác nhau ở điểm nào, qua đó tạo được bộ hồ sơ đầy đủ và ấn tượng nhất trước hội đồng tuyển dụng.

2. CV xin việc

Một bản CV xin việc thường có hai phần, gồm nội dung và cách trình bày.

Nội dung

Nội dung một bản CV bao gồm thông tin cá nhân cơ bản, kinh nghiệm làm việc, kĩ năng, bằng cấp, chứng chỉ, quá trình học tập, khả năng chuyên môn, thành tích trong công việc. Những thông tin này trong Đơn xin việc không hề có nên bạn hoàn toàn dễ dàng phân biệt.

noi dung cv xin viec

Nội dung CV xin việc

Cách trình bày

Cách trình bày một bản CV “chuẩn”, rõ ràng sau giúp bạn phân biệt CV xin việc và hồ sơ xin việc.

Thông tin cá nhân: Họ tên của bạn, quê quán, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, email và một ảnh 3x4.

Quá trình học tập: Thời gian học tập của bạn từ bậc đại học/ cơ bản trở lên và các chứng chỉ chuyên môn liên quan. 

Kinh nghiệm làm việc: Những công việc liên quan đến vị trí ứng tuyển mà bạn đã làm, ghi rõ thời gian làm và kết thúc, công việc được giao, các thành tích đạt được. Nếu bạn là sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm cũng không sao, bạn có thể điền những hoạt động ngoại khóa đã làm trong khoảng thời gian học tập như: Đảm nhận chức vụ Trưởng ban CLB Truyền thông, tham gia tình nguyện Mùa hè xanh, CTV cho một số báo uy tín.

Mục tiêu nghề nghiệp: Là những mục tiêu bạn sẽ làm cho công ty và mong muốn của bạn thân khi được làm nhân viên ở vị trí đó.

Kĩ năng: Gồm kĩ năng cứng, tức trình độ chuyên môn và kĩ năng mềm như thuyết trình, MC, làm việc nhóm, sáng tạo trong công việc… 

3. Đơn xin việc

Đơn xin việc được ví như một lá thư tay mà bạn sẽ gửi đến nhà tuyển dụng. Đơn xin việc có thể được viết tay hoặc đánh máy, tùy yêu cầu của mỗi công ty.

cv xin viec khac don xin viec

Nội dung

Nội dung một tờ đơn xin việc xoay quanh chủ đề bạn là ai, bạn sẽ làm gì để công ty phát triển và những khả năng, kiến thức, kinh nghiệm nào mà bạn có để công ty tin tưởng vào tờ đơn xin việc này hơn. Lưu ý viết một cách ngắn gọn, súc tích và tuyệt đối không nhầm tưởng đây là một lá thư nên phải viết thật dạt dào tình cảm.

Cách trình bày

Trình bày đơn xin việc tóm gọn trên một mặt A4, dùng font chữ thông dụng trên thế giới như Time New Romen, Arial, kiểm tra kĩ ngữ pháp và chính tả để tránh mất điểm trước nhà tuyển dụng.

4. Hồ sơ xin việc

Hồ sơ xin việc được in sẵn theo mẫu của nhà nước, có bán tại các hiệu sách, cửa hàng photocopy có chứa cả đơn xin việc lẫn CV xin việc. Một bộ hồ sơ xin việc chuẩn gồm có:

mau cv xin viec

Đơn xin việc;

CV xin việc;

Sơ yếu lí lịch tự thuật;

Bản sao giấy khai sinh;

Bản photo chứng minh thư;

Bằng tốt nghiệp, bảng điểm (nếu công ty yêu cầu), các chứng chỉ như tin học, ngoại ngữ;

Giấy khám sức khỏe.

Cv xin việc chính là cầu nối giữa nhà tuyển dụng và các ứng viên tiềm năng, do vậy để có một bản cv xin việc ấn tượng, tạo được ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng đòi hỏi các ứng viên phải tập trung đầu tưu nhiều thời gian, công sức, ngoài việc nhọc công tìm kiếm, tìm hiểu, hiện nay có rất nhiều website tạo CV xin việc trực tuyến được đánh giá cao về chất lượng như GoodCV.vn, CV Maker, Online CV... Thông qua các website tạo Cv trực tuyến này bạn có thể dễ dàng tìm cho mình một mẫu CV xin việc phù hợp, đáp ứng những tiêu chí cao nhất của nhà tuyển dụng, nếu bạn đang băn khoăn chưa biết hoàn thành Cv xin việc của mình thế nào thì hãy đến ngay với các website tạo Cv này nhé. 

Hiện nay cũng có nhiều tài liệu hướng dẫn cách viết Cv, tuy nhiên không phải cách viết Cv xin việc nào cũng phù hợp, bởi khi xây dựng Cv xin việc bạn còn phải căn cứ vào từng ngành nghề, bởi mỗi ngành nghề sẽ có những yêu cầu khác nhau, bản thân mỗi người làm Cv xin việc cần phải biết cách viết Cv xin việc của mình trở nên thật nổi bật, cuốn hút, gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. 

Tác giả đánh giá

Nguyễn Minh Khang

Tham gia từ: 01/01/2017 00:00

Tổng số bài viết: 11

Mới nhất

Trung tâm dạy nghề thiết kế thời trang ở TP. HCM uy tín nhất

23/07/2019 17:00

Bạn ước mơ trở thành nhà thiết kế thời trang nổi tiếng, bạn đang phân vân không biết nên học thiết kế thời trang nào ở Sài Gòn. Đừng quá lo lắng, top trung tâm dạy thiết kế thời trang tại TP. HCM chất lượng, uy tín dưới đây hứa hẹn giúp độc giả tìm ra địa chỉ phù hợp.